Nói thêm về chữ "Lễ"

01/12/2021         Bản tin PTI         admin

Gần đây dường như nhiều giới “bức xúc” về phát ngôn chính thức của một GS về việc nên bỏ chữ LỄ trong khẩu hiệu “tiên học Lễ hậu học Văn”. Thật đáng tiếc cho ông ấy khi có cơ hội phát ngôn! Thật đáng xấu hổ cho một trình độ (tính thật về sự thấp kém được lộ ra của ai được gọi là “trí thức cao” kiểu này - gây rối nhân tâm -  hơn nữa sẽ dẫn đến thảm hoạ đất nước khi có nhiều thể loại như thế).

 

(Nguồn ảnh Internet).

 

Sau đó, nhiều bạn thường trao đổi và hỏi quan điểm của tôi:

LỄ là khái niệm mở rộng (cùng phát triển của các xã hội) trong “những chuẩn mực ứng xử TÔN TY, PHÉP TẮC, VĂN HOÁ, NGHI THỨC” của CON NGƯỜI từ trong nhà đến XÃ HỘI và THẾ GIỚI còn lại.

(*)

. Lễ trao giải thưởng

. Lễ tôn vinh…

. Lễ đón Nguyên thủ

. Lễ bái hiền tài

. Lễ cầu Trời Đất

. Lễ thiết Triều

. Lễ kết hôn

. Lễ tưởng niệm

. Lễ giao tế

. Lễ khai mạc

Nhiều lắm … Lễ cầu siêu… kẻ bị tử hình vẫn có Lễ cho họ.

 

LỄ luôn được phát triển nội hàm ngữ nghĩa cùng sự tiến hoá văn hóa. Nhiều thuật ngữ luôn như thế!

Cần phải học từ bé (học ăn học nói học gói học mở… từ nhỏ đến lớn). Bản thân chữ “LỄ” là hay cội nguồn, ai không có gọi là “vô lễ”. Đố ông GS kia dám vô lễ với T.T.

Con Người mất gốc, không là gì nếu thiếu LỄ, HỌC thì cả đời. LỄ xác định THÁI ĐỘ của mỗi người khi tiếp xúc, giao tiếp với nhau, với xã hội… đến Thần Thánh … (Thái độ đi đầu …).

Có ý rằng chữ “Lễ / tiên / hậu” là từ Hán hoá! Thì có sao? Hàng ngàn năm đã trở thành “từ Việt” rồi. Nước nào cũng có từ ngoại lai trong ngôn ngữ của họ… Hiện có rất nhiều từ tiếng Anh du nhập dùng thường xuyên ở Việt Nam đó thôi.

Tư duy PHẢN BIỆN KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO VIỆC BỎ CHỮ LỄ!!! Phản biện của học sinh nhờ ở phương pháp dạy, trình độ giáo viên, tư duy mở của xã hội.

Có “đẳng cấp” không là ở có LỄ! Thế giới Lễ được trình diễn tuyệt vời … trong mọi chuyện !!!

Và nên nhớ: trong “Tháp Quản Trị của Nhân Loại” thì LỄ là tầng NỀN TẢNG (có trước, từ đó mới xây nên các tầng sau trên đó). Lễ Trị -> Pháp Trị -> Kỹ Trị -> Nhân Trị -> Đức Trị.

 

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của: Chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh – Chủ tịch Hội đồng Giảng huấn Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI.

 

Các bài viết liên quan

Tin sự kiện

Chúng tôi đang xử lí yêu cầu của bạn..Vui lòng đợi sau ít phút